30 tháng 11, 2011

Chia sẽ của bạn Phan Đình Thắng

3V và Tôi – 05 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
0000000000000000000000000000000
     Tôi đến với 3V một cách rất tình cờ, vào một buổi sáng cách đây 5 năm, tôi còn nhớ như in trong tâm trí của mình đó là một buổi sáng của tháng cuối năm 2006 – 01/12/2006. Lúc đó tôi và thằng bạn học cùng lớp hướng dẫn được nhỏ bạn của nó là thành viên đã sinh hoạt tại Câu lạc bộ 3V – Chung Mỹ Tiên giới thiệu với chị Tuyết – người đứng đầu CLB để tham gia vào CLB với ý nghĩ duy nhất trong đầu là được đi tour. Khi ấy tôi rất háo hức với cơ hội sẽ được đi tour mặc dù thật tâm tôi chưa hề biết đi tour là làm gì, và chưa hề có một chút kinh nghiệm đi tour dù là tour học sinh. Nhưng với tôi lúc bấy giờ, đó là cơ hội rất tốt để phát triển mình, tôi sẵn sàng tham gia mà không hề đắn đo suy nghĩ – khi ấy tôi vừa bước vào năm 2 của Khoa Du Lịch Đại Học dân lập Văn Lang.

28 tháng 11, 2011

Có hay không ngày tận thế

Có Hay Không Ngày Tận Thế Theo Lịch Của Người Maya?
     Khái niệm ngày Tận Thế đã có từ lâu trong bộ Kinh Cựu Ước. Từ đó đến nay - trong lịch sử văn minh nhân loại, đã bao nhiêu lần thiên hạ đồn rằng sắp đến Ngày Tận Thế. Gần nhất là năm 2000 với sự cố Y2K, khiến các hãng mỳ tôm và cơm sấy làm không hết công suất. Cuối cùng cho đến nay, mọi người vẫn sống nhăn, trừ những người chết vì già yếu, tai nạn và bệnh tật.

Văn minh Maya

Văn minh Maya
     Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc GuatemalaHonduras ngày nay.

Tin đồn ngày tận thế

Rộ tin đồn "Ngày tận thế 2012"
     Các kiểu status cám cảnh như: “Ối mẹ ôi, 2012 con mới 25 tuổi, chưa vợ!” của anh bạn đồng nghiệp, đến những blas kêu gọi, chới với “21-12-2012: nhà giàu cũng khóc, cần đốt tiền nhanh và gấp" của giới tuổi teen… đầy bi hài, bán tín bán nghi trước tin đồn Ngày tận thế 21-12-2012 trên các diễn đàn mạng trong nhiều ngày nay đã làm “bội thực” cư dân mạng.

Hiện tượng 2012 - Ngày tận thế

Hiện tượng 2012
     Hiện tượng 2012 bao gồm hàng loạt những đức tin về thuyết mạt thế cho rằng vào ngày 21/12/2012 là ngày tận thế hoặc sẽ xảy ra những sự kiện biến đổi lớn. Ngày này được coi là ngày kết thúc của một chu kỳ dài 5.125 năm trong lịch Long Count của người Maya. Đã có những đề xuất về sự liên quan giữa ngày này với sự thẳng hàng của các sao trong thiên văn và những công thức thần số học.

27 tháng 11, 2011

Đội bóng đá Câu Lạc Bộ 3V

ĐỘI BÓNG ĐÁ
     Ngoài thời gian đi tour, ban điều hành vẫn sắp xếp thời gian để các thành viên CLB tham gia các hoạt động thể dục thể thao như chạy việt dã, đánh cầu lông, bóng đá…nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần vui vẻ lạc quan và đặc biệt là tạo sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên.

22 tháng 11, 2011

Mục đích - Ý nghĩa thành lập


MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ
***********************
Ý NGHĨA CỦA TỪ 3V
- Vì sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam
- Vì sự phát triển của các công ty du lịch Việt Nam
- Vì sự phát triển của đội ngũ hướng dẫn viênViệt Nam

Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V - Quá trình hình thành và phát triển

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 3V
**********************************
GIAI ĐOẠN ẤP Ủ Ý TƯỞNG VÀ HÌNH THÀNH
     Năm 2002, khi đang làm hướng dẫn viên của công ty du lịch Phú Thọ. Tôi và một số hướng dẫn viên khác muốn tập hợp thành 1 nhóm với mục đích ban đầu là để dễ điều động tour khi cần thiết và học hỏi để nâng cao thêm trình độ. Thế là một nhóm khoảng  6 hướng dẫn viên được hình thành là: tôi - Hồ Thanh Hà; Hải Việt – hướng dẫn tự do; Hiếu - du lịch Mai Linh; Duy, Tuấn – du lịch Agribank…Lúc này, số lượng tour công ty khá nhiều nên chúng tôi phải điều động thêm một số hướng dẫn viên bên ngoài nhưng trình độ hướng dẫn viên không cao và không đồng đều.

Long mạch là gì và Long mạch ở Việt Nam

Báo cáo của Cao Biền 
về Long mạch của Việt Nam
0000000000000000000000000000000000
     Cao Biền được vua Đường Trung Tông phong làm An Nam Tiết Độ Sứ, sang đô hộ nước ta. Cao Biền là 1 nhân vật rất giỏi về khoa địa lý nên trước khi đi sang nước ta nhậm chức, vua Đường Trung Tông đòi vào triều ủy thác sứ mệnh cho Cao Biền phải tìm các nơi thủy tú sơn kỳ trên đất nước ta, nơi nào có Long Mạch lớn, có huyệt kết tốt thì phải yểm phá, và lập bản tấu thư về cho vua Đường Trung Tông biết.

Năm Thìn Nói Chuyện Rồng với Nguyễn Phú Thứ

Năm Thìn Nói Chuyện Rồng
00000000000000000000000000000
     Cứ mỗi năm hết, Tết lại đến, thì có một con vật cầm tinh mới được thay thế, năm 1999 là năm Kỷ Mẹo, do con Mèo cầm tinh sẽ thay thế bởi con Rồng, chấm dứt thế kỷ 20 từ năm Canh Tý 1900 và bước sang thế kỷ 21 bắt đầu năm Canh Thìn.
     Năm Canh Thìn nầy là năm thứ 17 của Vận Niên Lục Giáp 78. Bởi vì, theo niên lịch Cổ truyền Á Ðông xuất hiện được minh định và quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Ðế bên Tàu bắt đầu từ năm 2637 trước Công nguyên (căn cứ theo sách Connaissance du Việt Nam của Pierre Huard và Maurice Durand viết - Paris imprimerie Nationale École Francaise D'Extrême-Orient Hà Nội 1954 phát hành), cho nên chúng ta thấy 2637 + 2000 = 4637, rồi chia cho 60 năm tức Vận Niên Lục Giáp 77 và số còn dư 17 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm 2000 là năm thứ 17 của Vận Niên Lục Giáp, 78 là thế đó.

Năm Thìn nói chuyện Rồng

Năm Thìn nói chuyện Rồng
00000000000000000000000000000000000
     Nhìn vào danh sách 12 con giáp : Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo), thì rồng xếp hạng thứ 5 sau mèo. Vì sao một con vật quý phái, thanh cao, đầy uy quyền và huyền thoại lại xếp hạng thứ 5 ? 
     Điều có thể giải thích là để được đăng quang trong mỗi 12 năm, nó phải thỏa mãn các tiêu chuẩn tuyển chọn nghiêm ngặt. Đó là nguyên tắc âm dương và chẳn lẻ. Chân rồng có 5 ngón, theo luật dương cơ, âm ngẫu (cơ là số lẻ, ngẫu là số chẵn) có thể tóm tắt thành công thức sau: Rồng = 5 ngón = lẻ = dương

“Năm thìn bão lụt” trong ký ức người Nam Bộ

“Năm thìn bão lụt” trong ký ức người Nam Bộ
-----------------------------------------------------------------------------------------------
     Ở Nam Bộ, nghe ai nhắc chuyện cũ, người ta thường nói “chuyện năm Thìn bão lụt”, ý nói chuyện xưa lắm rồi. Thực ra, bây giờ nhắc chuyện năm Thìn bão lụt cũng chẳng ai nhớ là năm nào. Thế nhưng rải rác trong dân gian, vẫn còn những câu hát ru kể lại sự kiện này.

Con Rồng trong tâm thức người Việt

CON RỒNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT
     Mặc dù con rồng là một con vật tưởng tượng đầy tính siêu nhiên, nhưng bóng dáng của nó đã trở thành rất phổ biến trong đời sống xã hội nước ta, và cũng đã tiềm ẩn trong tâm thức sâu thẳm của mọi người dân Việt.
     Con rồng đã cùng với những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, như Lý Thái Tổ thấy rồng vàng xuất hiện nên đặt tên Kinh đô mới là Thăng Long; và sống cùng với những con vật trong nghệ thuật Việt Nam, như qua bộ tứ linh: long, lân, qui, phụng. Và nó vẫn tồn tại đến ngày nay, chẳng những nằm yên trong sử sách, trong các tác phẩm mỹ thuật (điêu khắc, hội họa, trang trí), mà còn múa bay, bay lượn một cách sống động và hấp dẫn trong các lễ hội dân gian.

Năm Thìn: sôi sục săn Cu Rồng và đặt tên cho Cu Rồng

 Sôi sục săn "cu rồng" năm Thìn
     Họ đang tìm mọi cách để có được chú “rồng vàng”, nghĩa là những đứa trẻ được sinh ra từ ngày 23.1.2012 đến ngày 10.2.2013.
Đua nhau “bắt rồng”
     Theo quan niệm truyền thống, con Rồng thường tượng trưng cho sự may mắn và tinh thông nhất trong 12 con giáp. Rồng là biểu tượng của danh dự, quyền lực và sự lỗi lạc, nó cũng còn mang hàm nghĩa đây là… con trời. Bởi vậy, chuẩn bị bước sang năm 2012, rất nhiều ông bố bà mẹ có mong muốn “săn” được một “rồng con”.

Sự tích Cây Nhãn

Em bé và rồng con (Hay là sự tích cây Nhãn)
     Ngày xưa... xưa.. xưa, có một tên ăn cướp, cướp được rất nhiều của, cất được rất nhiều nhà, mà vẫn chưa thỏa lòng tham. Hắn không chỉ muốn giàu, hắn còn muốn làm vua. Quạ Tinh có lần mách với hắn: "Muốn làm vua không khó, chỉ cần có một con mắt Rồng gắn vào mắt mình là được...". Thế là hắn ta liền bảo Quạ Tinh:

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
************
     Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn.
Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Rồng với Phong Thủy

RỒNG VỚI PHONG THỦY
****************
Xác định vị trí đặt rồng hợp phong thủy
     Rồng là 1 biểu tượng truyền thống của quyền lực và mang lại điềm lành, đại diện cho năng lượng dương rất mạnh mẽ và tượng trưng cho nam giới.
     Một viên ngọc trai hoặc tinh thể trong móng rồng tượng trưng cho sự giàu có, sức mạnh và nhiều cơ hội. Rồng màu xanh lá cây phát huy tác dụng rất tốt khi đặt ở phía Đông (cung Gia Đạo), trong khi rồng vàng lại rất tốt khi muốn kích hoạt cung Tài Lộc (Đông Nam).

Tử vi Động Phương với tuổi Thìn

Tử vi Đông Phương với Tuổi Thìn (con Rồng)
 ----------------------------------------------------
     Hạ thủ con Rồng? Không được đâu! Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất. May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được .
     Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế.

Bí ẩn về loài Rồng

BÍ ẨN VỀ LOÀI RỒNG
********************************8***
Tác giả: Epoch Times Staff
     RỒNG: Liệu rồng chỉ đơn thuần là trí tưởng tượng của con người trong đời sống tâm linh, hay chúng thực sự tồn tại?
     Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tâm linh mạnh đối với người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không.
     Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên (Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16), 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý (3 dặm) phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa.
     “Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất.
     Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: “Vào tháng 9 năm 1588 sau Công nguyên, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ.
     “Người chứng kiến là Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho triều đình, đã nhìn thấy một vị Thần với trang phục màu tím và một vương miện bằng vàng, cao hơn 30 mét, đứng giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Một quả cầu ánh sáng to cỡ một cái đấu [một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc] xuất hiện bên dưới đầu của con rồng.”
     Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công nguyên, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị Thần đứng trên đầu con rồng.
     Phần Ngũ Hành trong “Ký sự về triều Hậu Hán” sau này được trích dẫn trong phần Hiện tượng Kỳ lạ của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương”, đã ghi chép một trường hợp nhìn thấy rồng trong hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của triều Đông Hán, có kinh thành nằm gần thành phố Lạc Dương ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam; cung điện Văn Minh có thể là nơi ông đã cư ngụ.
     Vào ngày 01/07/178 sau Công nguyên, một vật đen khổng lồ rơi từ trên trời xuống sân phía đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 mét, và lướt đi nhanh chóng, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Vật thể này có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.
     Phần Ngũ Hành trong “Biên sử của triều Nguyên” viết như sau: “Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27 (tháng 8 năm 1290 sau Công nguyên), có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.”
     Vào năm Cát An thứ 24 thuộc triều Đông Hán (219 sau Công nguyên), một con rồng vàng xuất hiện trên sông Trì Thủy thuộc thành phố Vũ Dương, và ở đó trong suốt 9 ngày trước khi rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.
     Vào tháng 4, năm Vĩnh Hà thứ nhất, triều Đông Tấn (345 sau Công nguyên), hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn (dịch theo nghĩa đen là “núi Rồng”). Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng 200 thước.
     Các sách lịch sử địa phương từ triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4 (1631 sau Công nguyên), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long (nghĩa là “hồ Rồng kỳ lạ”), phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam.
     Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở núi Long Sơn (núi Rồng) và hồ Kỳ Long (hồ Rồng kỳ lạ), do đó điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.
     “Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của Hoàng đế Hàm Thông, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30 mét, một nửa số đó là đuôi.
     Cái đuôi có hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ.
     “Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của hoàng đế Thành Hóa, triều Minh, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
     Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiếu Hưng thứ 32, triều Nam Tống (1162 sau Công nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm.
     Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất. Chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm.
     “Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (1839 sau Công nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm quay đơ, ruồi bọ vây quanh. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi.
Những trường hợp chứng kiến thời hiện đại
     Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng:
     Vào tháng 8/1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó.
     Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử.
     Vào ngày 04/08/2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín.
     Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”
     Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng.
     Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất.
     Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống.
     Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18/09/2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất.
     Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay.
Đọc bản gốc tiếng Anh  tại đây.

Năm Thìn bão lụt ở Tây Ninh

KÝ ỨC THÁNG 8 NĂM THÌN BÃO LỤT Ở TÂY NINH
Di cảo của cố tác giả Xuân Sắc - Ngạc Thuỵ viết lại
*************************
     Ở Tây Ninh, kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có lẽ chỉ có trận bão lụt năm Nhâm Thìn (1952) là đáng kể. Trước đó, năm 1904 (Giáp Thìn) cũng đã xảy ra trận bão lụt gây thiệt hại nặng ở miền Tây Nam bộ nhưng Tây Ninh chỉ chịu ảnh hưởng không đáng kể. Trong kho tàng ca dao Nam bộ có câu:
Gặp đây mới biết em còn.
Năm Thìn bão lụt khóc mòn con ngươi.

Các trận bão năm Thìn

CÁC TRẬN BÃO NĂM THÌN (1904)  
*********************************
Cách đây 102 năm, vào năm 1904, ở Trung Bộ và Nam Bộ đã hứng chịu những trận bão với mức độ tàn phá khốc liệt, có thể xem là những “cơn bão của thế kỷ”, không thua kém cơn bão số 5 hồi năm 1999. Trong ký ức sâu đậm của người dân, biến cố tự nhiên này vẫn cứ được truyền lại với câu nói cửa miệng:”Năm Thìn bão lụt”. Rất nhiều câu ca dao, bài vè được sáng tác trong dân gian để ghi nhớ sự kiện đặc biệt này
Gặp em đây mới biết em còn
Hồi năm Thìn bão lụt, anh khóc mòn con ngươi

Những năm Thìn trong lịch sử

NHỮNG NĂM THÌN TRONG LỊCH SỬ
***********************

Mậu Thìn 248
     Bà Triệu, có tên là Triệu Thị Trinh, là người ở quận Cửu Chân.  Trước sự cai trị tàn ác của quan Đông Ngô, bà đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh chống lại.  Năm Mậu Thìn (248) nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Quan lại cai trị kẻ bị giết, người chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng.  

20 tháng 11, 2011

Rồng - Linh vật đất trời

Rồng: linh vật đất trời!
*************

     Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

17 tháng 11, 2011

Ban điều hành Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V

DANH SÁCH BAN ĐIỀU HÀNH
CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 3V
+++++++++++++++++++++++++++++

Họ và tên:   DƯƠNG YẾN TUYẾT
Chức vụ:     Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ
Nhiệm vụ:  Huấn luyện kỹ năng tổng hợp và đối ngoại với các công ty du lịch

10 tháng 11, 2011

Thông báo về Blog Câu Lạc Bộ 3V

THÔNG BÁO
   Hiện nay trên mạng có khá nhiều blog hay web có thông tin liên quan đến Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V với nhiều nguồn tin tức được cập nhật tùy tiện hay chỉnh sửa không chính xác theo những tài liệu huấn luyện của Câu Lạc Bộ.
   Nay ban điều hành Câu Lạc Bộ 3V xin thông báo đến với các bạn hướng dẫn viên và những bạn đọc khác blog mới của Câu Lạc Bộ theo địa chỉ sau: 
              www.caulacbohdv3v.blogspot.com

9 tháng 11, 2011

Huấn luyện kỹ năng hoạt náo

HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG HOẠT NÁO THÁNG 11
Tổ Kỹ Năng Hoạt Náo - Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V thông báo:
-------------------------------------------------------------------
     Vào lúc 8h sáng, thứ 2, ngày 14/11/2011
    Tổ kỹ năng hoạt náo sẽ tổ chức chương trình huấn luyện định kỳ hàng tháng với các nội dung huấn luyện sau: hoạt náo trên xe, hoạt náo vòng tròn, hát tập thể và nhiều nội dung hấp dẫn khác.
    Trân trọng kính mời tất cả các bạn Hướng dẫn viên Câu Lạc Bộ tham gia đầy đủ.
     Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích tất cả các bạn hướng dẫn viên mới được nhận vào tháng 10 tham gia đầy đủ để nâng cao trình độ.
     Mọi chi tiết, các bạn liên hệ với các anh chị sau:
                 Anh Tất Thắng:     0973.873483
                 Chị Cẩm Loan:      0908.168821
                 Anh Đình Thắng:  0983.269570
Thay mặt Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V
                                                                      Điều hành
                                                               Dương Yến Tuyết

5 tháng 11, 2011

Bảng giá công tác phí năm 2012

BẢNG GIÁ CÔNG TÁC PHÍ NĂM 2012
Kính gởi quý đơn vị du lịch lữ hành!
   Lời đầu tiên, Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên Du Lịch 3V xin gởi đến quý công ty du lịch lữ hành lời chào trân trọng và nồng nhiệt nhất. Chúc quý công ty luôn thành công xuất sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động và luôn là lá cờ đầu của ngành du lịch Việt Nam. Cảm ơn sự thương yêu, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của quý vị về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trong thời gian qua.

Hướng dẫn viên CLB đã có thẻ

HƯỚNG DẪN VIÊN CÓ THẺ DO TỔNG CỤC DU LỊCH CẤP

Họ và tên:  HỒ THANH HÀ
Số thẻ HDV:  279100724
Ngày hết hạn:  09/12/2013
Nơi cấp thẻ:  TP.Hồ Chí Minh
Loại thẻ:  Nội địa