15 tháng 12, 2011

Huấn luyện kỹ năng thuyết minh

 GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN
THUYẾT MINH CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN
Người hướng dẫn: Hồ Thị Cẩm Loan
0000000000000000000

TUẦN 1: GIỚI THIỆU- PHÂN BỔ LỊCH:
-         Xác định năng lực bản thân
-         Điểm yếu + mạnh của bạn
-        Tuần kế tiếp: Chuẩn bị chương trình tour => thực hành bài tập bàn giao tour.

TUẦN 2: BẠN CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT MINH CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO?
   CƠ BẢN:
-         Tự trang bị kiến thức cơ bản về tuyến
-         Nắm chắc những điều nòng cốt nhất
-         Thường xuyên cập nhật thông tin mới

   KHI NHẬN BÀN GIAO:
-       Đọc kỹ chương trình: xem sự logic của lịch tour( gạch dưới các điểm tham quan, lưu ý điểm mất phí hay không? Các điểm đặt ăn? Ngủ?)
-       Đọc kỹ các fax dịch vụ( học kỹ hơn ở phần nghiệp vụ)
-     Tìm hiểu khách hàng của bạn là ai? ( Khách TP hay tỉnh?  Tự mua tour hay theo đoàn?  Tầng lớp? Đã  thường xuyên đi du lịch chưa? Tham gia tuyến này chưa? Công việc ? Độ tuổi?...) => xác định tâm lý cơ bản của khách => Trò chuyện trước với trưởng đoàn.

   SAU KHI NHẬN BÀN GIAO:
-       Dựa vào tâm lý du khách mà chọn lọc thông tin, chuẩn bị trang phục và phụ kiện hỗ trợ bài thuyết minh.
-       Viết sườn bài bám theo chương trình ( Ngày 1: làm gì… Ngày 2: làm gì?..nói gì..) => điều ko chắc nên tham khảo trước kỹ càng. Chọn 1 cách dẫn nhập ấn tượng nhất.
-     Nhìn vào sườn bài, tập nói…vẻ ra viễn cảnh trên xe…tập nói nhiều lần trước gương, có thể thu âm giọng để tự chỉnh sửa, nhờ người thân nghe góp ý giúp.
-       Chuẩn bị các phụ kiện hỗ trợ thật kỹ
-     Chọn phong cách cho tour, nghĩ đến 1 ấn tượng ban đầu phù hợp
-        Ngủ sớm và Mơ đến đỉnh cao của sự chinh phục thành công.

   THUYẾT MINH:
a.Dẫn nhập:
- Trước khi bắt đầu bạn ko thể bỏ qua khâu làm quen, thể hiện sự cởi mở, quan tâm và giới thiệu cho khách biết về bạn.
- Đặt 1 số câu hỏi mở => câu giờ cho bạn đạt trang thái cân bằng

         b.Một số nguyên tắc khi nói:
- Nói rõ ràng, tốc độ vừa phải, nên quan sát thái độ người nghe
- Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp
- Đừng lưỡng lự: Tránh những tiếng uhm, ah, loại bỏ thói quen này, người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại câu” bạn biết đấy, điều này chính xác có nghĩa là..
- Chọn từ ngữ cẩn thận: thô tục, tiếng long, những từ phủ định 2l, từ ngữ cổ hoặc bác học => Thay thế bằng từ thông dụng, hiện đại, dễ hiểu.
- Giới hạn lời lẽ: Đừng nói quá nhiều và ko mạch lạc, sử dụng sự hài hước có mức độ, nếu ko có khiếu khôi hài hãy cất giữ những trò đùa trong những câu chuyện của bạn => Đừng cố gắng biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
- Hãy tự nhiên: tạo dựng vẻ ngoài, thư giãn, nhẹ nhàng sinh động. Thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng “cứng đơ” cũng đừng múa chân tay liên tục, khi ko cần thiết hãy giữ im đôi tay của bạn => Giữ sợi dây giao tiếp, hướng mắt về người nghe=> đôi mắt cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Luôn là chính mình và tin vào điều bạn nói. NÓI VỚI LÒNG NHIỆT TÌNH VÀ TIN CHẮC VÀO ĐIỀU MUỐN NÓI.
- Bắt đầu thật tự tin, ngắn gọn và xúc tích làm nổi lên chủ đề cần nói. Vào đề bằng nhiều cách phong phú kết hợp sự nắm bắt tâm lý hiện tại của khách

c.Khi thuyết minh:
- Bám theo sườn bài, tránh đi lạc hướng bằng cách sử dụng thuật ngữ: thứ 1, thứ 2…

TUẦN 3: CÁC KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT VÀ TRÌNH BÀY:
Mỗi bạn diễn đạt trong 15 phút  tour kết hợp chương trình và sườn bài, các chủ đề cần nói => mục đích học cách thuyết minh bám theo sườn bài đồng thời nâng cao chủ đề => chỉ cần mở bài

TUẦN 4: KIỂM TRA KẾT THÚC THUYẾT MINH CƠ BẢN:
-         Chuẩn bị sườn bài thuyết minh theo các tour 2 - 5 ngày
-         Vẽ sơ đồ tuyến điểm
-         Thuyết minh chỉnh giọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét