5 tháng 2, 2016

Tết và những điều kiêng kỵ

NHỮNG KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT
***************************
     Theo quan niệm dân gian, Tết là thời gian bắt đầu của một năm. Những ngày này ai cũng muốn có 1 sự khởi đầu thuận lợi, may mắn nên sự kiêng kỵ trở nên nhiều và phức tạp hơn hẳn những dịp lễ khác.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI BÍNH THÂN 2016

TẠI SAO LẠI CÓ TẾT

     Có 1 truyền thuyết từ thời thượng cổ kể rằng có 1 quái vật tên là Niên (nghĩa là "Năm") cực kỳ hung dữ nhưng có nhược điểm là sợ màu đỏ, ánh lửa và tiếng ồn lớn. Vào mùa đông, khi rừng núi phủ đầy tuyết trắng, Niên khí tìm được thức ăn nên thường xuống núi săn người hay súc vật. 
     Để xua đuổi Niên, mọi nhà đều chuẩn bị tấm gỗ màu đỏ treo trước cửa, đốt lửa trước sân và tìm các vật gõ gây ồn. Sáng ra, khi nguy hiểm đã qua, mọi người mở tiệc vui vẻ chúc tụng nhau. Buổi tiệc ấy được gọi là mừng "qua Niên" được hiểu là "qua năm mới" hay "sang năm mới".

TẠI SAO GỌI LÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN?

     "Nguyên" trong tiếng Hán có nghĩa là "sự khởi đầu". "Đán" nghĩa là "buổi sớm". Trên thế giới chỉ có vài nước ăn Tết Nguyên Đán là Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Mông Cổ. Tết Nguyên Đán, có lẽ được dùng theo nghĩa rộng hơn khi cụm từ "sự khởi đầu của buổi sớm" đuợc hiểu là "sự khởi đầu của năm mới"

TẠI SAO KIÊNG QUÉT RÁC VÀO NGÀY ĐẦU NĂM

     Nguồn gốc tục này bắt đầu từ một câu chuyện trong Sưu Thần Ký. Có 1 người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần cho 1 con vật theo hầu tên là Như Nguyệt. 
     Đem về nhà 1 thời gian thì ông trở nên giàu có. Đúng vào ngày mồng một Tết, Âu Minh vì bực tức chuyện gì đó đã đánh Như Nguyệt, nó sợ quá liền chui vào đống rác và biến mất. Sau lần đó, nhà Âu Minh lại nghèo đi như cũ. Từ đó người ta kiêng hốt rác đổ đi vào ngày Tết vì sợ của cải sẽ ra đi như Như Nguyệt. 
     Tục lệ kiêng kỵ này có sức nặng đến mức nó biến ngày 30 trở thành ngày cực kỳ bận rộn vì phải dọn dẹp nhà cửa để sạch sẽ suốt mấy ngày đầu năm

TẠI SAO PHẢI ĐỔ RÁC VÀO MÙNG 3

     Ở Trung Quốc, mùng 3 được gọi là ngày tống tiễn quỷ đói. Theo truyền thuyết, có 2 vợ chồng vì quá nghèo nên người vợ phải đi ở cho một gia đình giàu có. 
     Một dịp trước tết, người vợ họ Lý dấm dúi đưa cho chồng đến thăm một chiếc bánh có dấu mấy lạng bạc bên trong nhưng lại không kịp dặn dò. Chồng mang bánh về, khi qua đò, vì không có tiền nên anh bèn đưa chiếc bánh ra trả. Khi chồng quay lại chỗ vợ để lấy tiền, Lý gần như chết đứng, buông mỗi một câu: "đúng là quỷ đói, thật đáng chết". 
     Người chồng đêm đó không một xu dính túi đành trốn vào đống củi nhà chủ của vợ để ngủ. Sáng hôm sau anh ta chết vì đói và rét đúng như lời nguyền rủa của vợ. 
     Để tránh tai tiếng, hôm đó là ngày mùng 3 Tết, Lý đốt đống củi và đổ tro xuống sông. Khi mọi người hỏi, Lý nói "tống tiễn quỷ đói". Từ đó mà có tục đổ rác, hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết.
Sưu tầm và đăng bài
                                                                                 Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét