8 tháng 1, 2013

Huấn luyện và khảo sát 13 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phóng sự ngày 4: tham quan QUAN ÂM PHẬT ĐÀI BẠC LIÊU
CÀ MAU - KHU DU LỊCH ĐẤT MŨI CÀ MAU - KHU DU LỊCH HÒN ĐÁ BẠC - BẠC LIÊU - NHÀ THỜ CHA DIỆP - MẸ NAM HẢI
****************************
     Sau khi tham quan nhà thờ Tắc Sậy, trời cũng đã gần tối. Theo chương trình đáng ra tối nay chúng tôi phải ngủ ở Sóc Trăng, nhưng không kịp. Thế là lịch trình nhanh chóng được thay đổi là về Bạc Liêu, cố gắng tham quan những điểm như: nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Quan Âm Phật Đài dù tối cũng phải đến. Nhưng khi về đến thành phố Bạc Liêu, cũng đã hơn 7 giờ tối, trời lại mưa to. Nhanh chóng vào nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu thì đã đóng cửa lúc 5 giờ chiều. Thật tiếc. Như vậy là cũng không kịp tham quan Vườn Chim Bạc Liêu, Khu Lấn Biển...Thôi đành đến tham quan Quân Âm Phật Đài vậy. 
     Đến Quan Âm Phật Đài đã 19h30', chúng tôi nhanh chóng tiến vào tham quan, thắp nhang và tranh thủ làm vài tấm hình. Do trời tối và mưa, nên những hình ảnh của chúng tôi chụp không được rõ và đầy đủ. Tôi xin phép đăng những hình ảnh tải từ trên internet trước nhé:
Cổng vào QUAN ÂM PHẬT ĐÀI
Tượng Quân Âm Bồ Tát trong khuôn viên
Tượng Phật nghìn tay, ngìn mắt tại Phật Điện (trong chánh điện)
Bạn Loan
Bạn Hưng
Bạn Lịch

Bạn Lịch và Sang
Bạn Phương
Hưng và Phương đang cầu duyên

Chị Dương Yến Tuyết trước chánh điện

QUAN ÂM PHẬT ĐÀI BẠC LIÊU: CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TÂM LINH

     Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Thánh tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã được xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Bạc Liêu, suốt thời gian xây dựng đã được sự đóng góp nhiệt tình của bà con Phật tử và các nhà hảo tâm xa gần, nhất là Bác sĩ Nguyễn Tú Vinh (Hội trưởng Hội Hồng Thập Tự thời điểm đó) đã đóng góp một phần công sức rất lớn. Thánh tượng cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười một mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), mặt xoay ra biển. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế, nhưng tới nay do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần bốn ngàn mét. Tượng đài tuy giản đơn, nhưng cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộ cho mọi người, đã đáp ưng một phần lớn nhu cầu tín ngưỡng cho ngư dân ở đây, nhất là những người thường đánh bắt xa bờ. Tượng Bồ tát còn làm thêm nhiệm vụ “làm ngọn hải đăng” cho những người đi biển.
     Đến năm 1995, ban Đại diện Phật giáo thị xã Bạc Liêu được chính quyền cho phép trùng tu chân đế của tượng đài. Từ đó đến nay, đồng bào Phật tử và du khách đến chiêm bái càng lúc càng đông, để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và thể hiện chủ trương về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tỉnh nhà, năm 2004 UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật Đài trên diện tích 25.000m2 chung quanh vị trí cũ của tượng đài với nhiều hạn mục khác nhau, kinh phí đầu tư dự kiến trên năm tỷ đồng. Công trình đang được tiến hành, hiện nay chỉ mới hoàn thành cổng Tam quan và một số hạn mục nhỏ, điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn còn đang xây dựng dỡ dang chờ sự đóng góp của đồng bào Phật tử và các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh.
     Mặc dù vậy các ngày lễ người ta đến chiêm bái rất đông , nhất là vào lễ vía Quán Thế Âm trong ba ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6, 19 tháng 9 âm lịch và trong ba ngày vía Bà  Chúa Xứ Chậu Đốc 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm,   không những người địa phương mà các tỉnh bạn kể cả du khách và Phật tử ở một số tỉnh xa từ miền Trung, miền Bắc cũng có mặt. Quan cảnh tham quan, chiêm bái thật vô cùng náo nhiệt. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có một đoạn tả về cảnh đông đúc của tết Thanh Minh “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, nhưng chắc không thể hơn cái cảnh người người chen chút nhau đi chật cả đường trong các ngày lễ lớn ở đây, từ con đường phía trước cổng cho đến con đường dẫn vào tượng đài, người ta vô cùng đông đúc, như một dòng người tấp nập tới lui luân chuyển cả ngày đêm, nhất là về đêm số lượng người càng gia tăng nhiều hơn nữa.
     Bạc Liêu không được thiên nhiên ban tặng cảnh thùy dương cát trắng hay đại ngàn hoang sơ; cũng không có những đình, đền, miếu… hàng ngàn năm tuổi. Nơi đây cũng không phải miền thánh địa của Phật giáo cho du khách hành hương. Nhưng đến với Bạc Liêu để chiêm bái một pho tượng Mẹ Nam Hải bên cửa biển Đông mặn mòi gió và rì rầm sóng hát, nơi mà đất đai của Tổ quốc vẫn ngày đêm cần mẫn vươn mình ra biển thì có lẽ đây cũng là một điều kì thú.

.........................

     20h00, đói bụng và mệt, chúng tôi quay lại trung tâm thành phố Bạc Liêu. Quán cơm sườn là điểm mà chúng tôi dừng lại. Cơm thêm, canh ăn thoải mái. Ai cũng đói bụng và mệt nên thành viên nào cũng ăn khí thế.
Ăn xong đã 20h30, chúng tôi nhanh chóng đến khách sạn Công Tử Bạc Liêu thuê phòng. Mùa này vắng khách nên giá phòng cũng mềm. Nhận phòng xong đã 21h00. Nghe chị Dương Yến Tuyết tuyến bố cho xả trại không kiểm tra, các thành viên reo vui hớn hở.
     Và chuyện gì xảy ra sau đó nhỉ. Hãy xem rồi sẽ biết:


Nhìn Bạn Mai giống như đang bị khảo bài vậy
Còn anh Thắng thì đang đặt câu hỏi
Ai dè anh ấy đang tuyên bố để khui bia ...nhậu
nghe anh Thắng tuyến bố xong, mặc dù đang rất buồn ngủ...
Nguyễn Văn Lịch nhanh chóng tỉnh dậy và đớp mồi liền
Cả ngày đường mệt mỏi...giờ chỉ còn những nụ cười sảng khoái



À, thì ra nghe chị Tuyết tuyên bố cho nghỉ xả hơi sau 1 ngày rất mệt mỏi, các thành viên quyết định làm 1 thùng bia cho giãn gân cốt. Nhưng đúng 23h00, lệnh đi ngủ được ban ra để đảm bảo sáng ngày hôm sau dậy đúng giờ. Cả đội đi ngủ trong nuối tiếc...
Xin mời xem tiếp phần sau
Người đang bài
Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét