8 tháng 1, 2013

Huấn luyện và khảo sát 13 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phóng sự ngày 4: tham quan KHU DU LỊCH HÒN ĐÁ BẠC
CÀ MAU - KHU DU LỊCH ĐẤT MŨI CÀ MAU - KHU DU LỊCH HÒN ĐÁ BẠC - BẠC LIÊU - NHÀ THỜ CHA DIỆP - MẸ NAM HẢI
****************************
     Sau 2 giờ tham quan và khám phá Mũi Cà Mau, chúng tôi ra lại ca nô trở về Năm Căn. Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là Khu Du Lịch Hòn Đá Bạc.
     Sau đây là những hình ảnh của chúng tôi trên sông Cửa Lớn trở về Năm Căn:


Xin tạm biệt Mũi Cà Mau...
đã trở ra Sông Cửa Lớn

Trở lại bến tàu cao tốc Năm Căn...

các thành viên có buồn khi tạm biệt điểm Cực đặc biệt của tổ quốc
Hai bạn Lịch và Quân mặt buôn xo không muốn lên bờ luôn nè
phải chi ở lại Mũi Cà Mau 1 đêm thì hay biết mấy
Chúng tôi tiếp tục lên xe trực chỉ đến khu du lịch Hòn Đá Bạc. Nói thì gần nhưng đi lại khá xa. Chúng tôi phải quay trở lại thành phố Cà Mau rồi lại đi về huyện U Minh, Trần Văn Thời. Hòn Đá Bạc ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cách thành phố Cà Mau hơn 40km. Hiện nay từ thành phố Cà Mau đi Hòn Đá Bạc đường tuy còn hơi nhỏ nhưng tráng nhựa phẳng lỳ, giúp lộ trình của du khách cũng nhanh hơn.
KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH HÒN ĐÁ BẠC

     Khu du lịch hòn Đá Bạc là một cụm đảo nhỏ gồm ba hòn (hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn), rộng khoảng 6,43 héc ta, thuộc xóm kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc chỉ cách thành phố Cà Mau chừng 50km, đi ô tô cũng phải mất hơn một giờ, theo đường Tắc Thủ qua Cơi Năm đến Khánh Bình Tây. 


Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V
tại khu di tích lịch sử quốc Gia Hòn Đá Bạc
     Trông từ xa, hòn Đá Bạc tựa hòn non bộ được thiên nhiên tạo nên giữa biển khơi. Nơi cao nhất trên đảo khoảng 50m so với mặt biển. Cảnh quan trên đảo hoang sơ với nhiều dây leo, cây bàng, bồ đề rợp bóng mát. Dưới các tán cây là hàng ngàn tảng đá được thiên nhiên nhào nặn, ghép lại thành những hình dạng kỳ lạ như bàn tay, bàn chân, sân, giếng mà người đời nay gọi là bàn tay tiên, bàn chân tiên, sân tiên, giếng tiên. Du khách tha hồ leo qua các vách đá, len qua các gốc cây để khám phá những điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho hòn Đá Bạc.
     Từ năm 2003, Công ty du lịch và thương mại Minh Nhựt (Cà Mau) đã đầu tư xây dựng nhà hàng khách sạn du lịch hòn Đá Bạc, bắc cầu nối liền kinh Hòn với hòn Đá Bạc. Từ đó đến nay, hòn Đá Bạc thu hút du khách khắp nơi đến chụp ảnh, cắm trại, tắm biển, ngắm biển trời nước mênh mông, thưởng thức hải sản. Hòn Đá Bạc nằm trong eo biển hẹp với nhiều bãi gềnh đá chìm nổi theo thủy triều nên là nơi trú ẩn của nhiều loài hải sản. Vì vậy, nhiều du khách đến hòn Đá Bạc để câu cá làm thú vui thư giãn.
     Du khách dễ dàng câu được cá nâu, cá bốp, cá ngát… nhưng hấp dẫn hơn là được thưởng thức các đặc sản này. Cá bốp, cá ngát, cá nâu nấu lẩu chua bằng cơm mẻ đều ngon, thêm rau đồng cỏ nội của đất Hòn, nhất là có vị chua đượm của lá giang (một thứ dây leo trên hòn, khác lá giang trên núi) thì tuyệt vời hơn. Hay cá nâu kho trái giác - một thứ trái của dây leo nơi hoang dã, có vị chua ngọt, thì ăn cơm quên no.
     Theo kinh nghiệm của những du khách đã nhiều lần đến hòn Đá Bạc và người dân địa phương thì nên đến hòn Đá Bạc vào khoảng từ tháng 9 trở đi, vào những lúc trời yên, biển lặng, nước trong nhất. Lúc đó, nước biển trong xanh, cá nâu tung tăng bơi lội, tha hồ mà câu. Còn ngư dân của kinh Hòn cũng đua nhau ra biển đánh bắt hải sản. Du khách rảo quanh Hòn để tận mắt nhìn ngư dân nơi đây bơi thuyền ra biển câu mực, cá nâu, hay lặn xuống biển để đục bắt hàu từ các hốc đá dưới nước.
     Những người ăn sành điệu cho rằng không nơi nào hàu ngon bằng ở hòn Đá Bạc. Hàu nướng mỡ hành, hàu nấu cháo hay hàu tái chanh mù tạt... Hàu ở hòn Đá Bạc rất nhiều, giá cũng phải chăng. Hải sản khác như tôm tít, cua, ghẹ, mực...cũng rất nhiều.
     Ở đây có khách sạn 24 phòng. Phòng rộng, thoáng, trông ra biển. Giá phòng lạnh 300.000 đồng, phòng quạt 200.000 đồng. Hiện nay, nhà hàng khách sạn ở khu du lịch hòn Đá Bạc cũng vừa sửa chữa nâng cấp xong. 
Bên cạnh đó, Lăng Ông Nam Hải được xây dựng được xem là điểm nhấn quan trọng và phù hợp với tín ngưỡng của nhân dân vùng biển. Bộ xương cá ông dài hơn 20m, nặng hơn 40 tấn trưng bày trong Lăng giúp cho du khách gần xa hiểu thêm được những nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển
     Du khách đến đây vào dịp trời yên, biển lặng, đứng trên hòn Đá Bạc ngắm nhìn hoàng hôn hay vào dịp trăng sáng ngồi ven biển rì rào sóng vỗ thưởng thức cháo hàu hay nướng mực “nhâm nhi” cùng bằng hữu để ngắm trăng trên biển sẽ là những kỷ niệm khó quên.
VÀ ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TÔI TẠI HÒN ĐÁ BẠC:

Chị Dương Yến Tuyết, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ 3V
tại khu du lịch Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
Bạn Lê Quốc Hưng tại cầu dẫn vào Khu Du Lịch
Bạn Trang
Chuyên gia sách vở Nguyễn Văn Lịch
Bạn Lan Phương...
là chuyên gia bay nhảy...
đang đi bộ qua cầu....

tranh thủ làm vài tấm hình...

Bạn Sang
Nghĩa, Lịch, Quân...

lại thêm 1 chuyên gia bay nhảy
anh Phan Đình Thắng

Sau khi qua cầu là hệ thống đường dẫn ven biển dẫn vào trung tâm khu du lịch:

Cổng của khu du lịch là 2 con rồng thật to và dài
như mong muốn mang lại sự may mắn cho du khách
và tạo ra 1 điểm nhấn đặc biệt cho hòn đảo
mà nếu từ xa nhìn vào sẽ thấy hình tượng những chú Rồng
đang vẫy vùng, đùa giỡn trên biển rất đẹp
qua khỏi cổng là con đường ven biển...
đúng là đứng trước cảnh đẹp thì con người rất dễ sinh tình cảm
và còn muốn dang rộng vòng tay để ôm trọn cả non sông gấm vóc
trên đường dẫn vào là hàng ngàn tảng đá...
có hình thù kỳ dị và độc đáo
làm cho chị Dương Yến Tuyết...
và chị Cẩm Loan...phải dừng lại chụp hình liên tục





Bạn Phương bên Bia Di Tích Hòn Đá Bạc
Bạn Hưng
Bạn Mai
Bạn Trang
Bạn Nghĩa
Bạn Lịch
Chị Dương Yến Tuyết
Chị Dương Yên Tuyết và Hồ Thị Cẩm Loan
Bạn Loan

Biểu tượng con tàu vươn ra biển lớn


Chị Dương Yến Tuyết bên Bằng Xếp Hạng Di Tích Quốc Gia Hòn Đá Bạc
Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V 

Bằng Xếp Hạng Di Tích Quốc Gia Hòn Đá Bạc



Chị Dương Yến Tuyết trước Lăng Ông Nam Hải tại Hòn Đá Bạc
Khu khách sạn


     Sau khi tham quan xong, chúng tôi tranh thủ vào nhà hàng khu du lịch Hòn Đá Bạc ăn vài kg Cua lấy sức. Vì lộ trình của chúng tôi còn về đến thành phố Bạc Liêu hơn 100 km nữa. Ăn xong, nhìn đồng hồ cũng đã gần 3 giờ chiều, chúng tôi lại hối hả lên đường.
Xin mời xem tiếp phần sau
                                                                       Người đăng bài
                                                                        Hồ Thanh Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét