7 tháng 9, 2012

Phóng sự ngày 1: Hành trình vượt Trường Sơn về quê Bác

Phóng sự ngày 1 tiếp theo: đoạn Đồng Xoài - Bù Đăng (Nội dung: Sóc Bom Bo - Đồng Bào S'Tiêng)
TP.HỒ CHÍ MINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐĂK NÔNG - THÁC DRAY SÁP - ĐĂK LĂK     BUÔN MA THUỘT - BẢN ĐÔN
*****************
     Từ ngã tư Đồng Xoài rẽ phải là vào QL14. Chúng ta đi qua phường Tân Thiện (TX Đồng Xoài). Qua cầu số 2 là vào địa phận huyện Đồng Phú.
     - Lần lượt qua xã Đồng Tiến, xã Đồng Tâm vào xã Nghĩa Thắng, huyện Bù Đăng.
     - Tiếp tục qua xã Nghĩa Bình, xã Đức Liễu. Ở km 927 có ngã 3 Sao Bộng - Đăng Hà (tỉnh lộ 721) đi về Madagui.
     - Ở km 921, qua cầu 38 vào xã Minh Hưng.
Cầu 38 - Sông Đăk R'Lấp cạn khô khi thủy điện Thác Mơ tích nước
Và tràn đầy khi thủy điện Thác Mơ xả nước
      Đến trung tâm xã Minh Hưng, rẽ trái tại ngã 3 Minh Hưng theo tỉnh lộ 760 đi khoảng 10 km qua xã Bom Bo chúng ta đến xã Bình Minh với địa danh lịch sử nổi tiếng SÓC BOM BO.
ĐỊA DANH LỊCH SỬ NỔI TIẾNG SÓC BOM BO
     Nói về đồng bào dân tộc S’Tiêng ở nơi đây trong chỉ với hơn 40 hộ (trên 100 dân) nhưng kháng chiến chống Mỹ đã không quản ngại khó khăn, một lòng đi theo cách mạng và hoàn thành thật xuất sắc các nhiệm vụ của Đảng và cách mạng giao phó.
(Vì nội dung cuộc hành trình hơi dài, nên bài thuyết minh chi tiết về sóc Bom Bo sẽ đăng trong chuyên đề khác).
Tỉnh lộ 760 vào Sóc Bom Bo
Nhà cửa đã bắt đầu kiên cố hóa khang trang
Nhưng vẫn còn nhiều nhà tranh tạm
Cảnh thanh bình ở Sóc Bom Bo
Già làng Điểu Lên được xem là cây đại thụ
của đồng bào S'Tiêng ở Sóc Bom Bo
Chị Điểu Thị Nghen đang dệt thổ cẩm
BÀI HÁT TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO

     
     Tiếng chày khua “cắc cùm cum cắc cúm cùm cum” dưới ánh đuốc lồ ô bập bùng trong đêm chiến khu đã trở thành nguồn cảm xúc cho nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác ca khúc nổi tiếng của mình vào năm 1965, khi ông được Khu ủy biệt phái tăng cường ra mặt trận. Với giai điệu mô phỏng âm thanh nhịp chày khua và nhịp điệu giã gạo hết sức độc đáo, bài hát đã tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt, hào hùng như huyền thoại đẹp của người S'tiêng giàu lòng yêu nước: 'Ðuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/ Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/ Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/ Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...' .
Thiếu nữ S'Tiêng giã gạo
     Bài hát “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” được dựng cấp tốc và phát trên Ðài Phát thanh Giải phóng, ngay lập tức đã vượt không gian và cả thời gian, bóng hình những chiếc lu trên vai bà mẹ S'tiêng ra suối lấy nước, tiếng chày tay giã cối gạo nương cum cụp cùm cum. những đoàn người S'tiêng bỏ ấp chiến lược, bỏ lại buôn sóc ngàn đời, lội suối, cắt rừng theo kháng chiến…trở thành một bản hùng ca thôi thúc quân dân khắp nơi đánh giặc…
Sóc Bom Bo nhịp chày giã gạo vẫn còn vang

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC S’TIÊNG
Lễ hội đâm trâu
Múa cồng chiêng và vui hội
     Người S’Tiêng hay còn gọi là người Xtiêng hay Giẻ Xtiêng (không nhầm với người Giẻ Triêng) là một trong số 54 dân tộc anh em Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người S’Tiêng ở Việt Nam có dân số 85.436 người, có mặt tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xtiêng cư trú tập trung tại tỉnh Bình Phước (81.708 người, chiếm 95,6 % tổng số người Xtiêng tại Việt Nam), Tây Ninh (1.654 người), Đồng Nai (1.269 người), Lâm Đồng (380 người), Bình Dương (153 người)...
Cụ già đồng bào S'Tiêng
Thiếu nữ S'Tiêng
     Với khoảng trên 85.000 người, chiếm 20% dân số tỉnh Bình Phước, cộng đồng người S'tiêng hiện nay sinh sống chủ yếu ở các huyện Phước Long, Bù Đăng, Bù Gia Mập… đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc cho cộng đồng người dân tộc nơi đây. Ngoài những lễ hội văn hóa truyền thống như đâm trâu, ném lao, lễ cúng lúa mới… thì trống và chiêng của người S'tiêng cũng có những nét đẹp riêng, được nhiều già làng gìn giữ với mong muốn truyền lại cho hậu thế.
Nếp nhà giản đơn của đồng bào S'Tiêng
Em bé S'Tiêng trong vòng tay mẹ
 Đặc điểm kinh tế
     Về hình thái kinh tế, có thể tạm chia dân tộc này thành hai nhóm là:
     - Nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, kéo cày từ khá lâu.
     - Nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông, người Mạ.
Con trâu là con vật thân thiết của đồng bào S'Tiêng
Khai thác các sản vật từ núi rừng là thói quen của đồng bào S'Tiêng
     Thức ăn chủ yếu của họ là gạo, rau, cá, tôm. Trước đây người Xtiêng thường ăn bằng tay nhưng gần đây đã ăn bằng bát đĩa. Họ hay dùng rượu cần trong dịp hội hè.

Tổ chức cộng đồng

     Ngày nay người S'Tiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình đã làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng S'Tiêng. Làng S'Tiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một ông già am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức và còn nhiều thứ khác nữa.
Già làng là người am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát

Hôn nhân gia đình

     Người S'Tiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới chú rể về nhà cô dâu.
     Người S'Tiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được người S'Tiêng ưa thích. Cuối mùa khô, họ hay chơi thả diều.

Nhà cửa

     Nhà ở của người S'Tiêng không đồng nhất giữa các khu vực. Chẳng hạn ở Bù Lơ người S'Tiêng sống trong nhà đất dài với gia đình lớn theo chế độ phụ hệ; ở Đắc Kia người S'Tiêng cư trú trong nhà sàn, nhà đất ngắn với gia đình nhỏ; ở Bù Đeh người S'Tiêng lại sống trong nhà sàn dài với gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ.
     Bộ khung nhà người S'Tiêng dù nhà sàn hay đất đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo). Căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng là rất thô sơ. Nhà đất của người S'Tiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp, mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ.

Trang phục

     Trang phục của người S'Tiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người S'Tiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.
Trang phục của đồng bào S'Tiêng: nữ mặc váy, nam đòng khố
Xin mời xem tiếp phần sau
Người đăng bài: Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét