29 tháng 9, 2012

Phóng sự ngày 1: Hành trình vượt Trường Sơn về quê Bác

Phóng sự ngày 1 tiếp theo: Huyện Cư Jút - Thác Trinh Nữ 
TP.HỒ CHÍ MINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC     ĐẮK NÔNG - THÁC DRAY SÁP - ĐẮK LẮK     BUÔN MA THUỘT - BẢN ĐÔN
*******************
     Tạm biệt huyện Đắk Mil, chúng tôi lại tiếp tục đến với huyện Cư Jút nơi có thắng cảnh Thác Trinh Nữ nổi tiếng
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC HUYỆN CƯ JÚT
     Cư Jút nằm phía bắc tỉnh ĐakNông, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, phía Đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Đăk Mil. Phía Tây giáp Campuchia. Cư Jút cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km về phía đông bắc và cách thị xã Gia Nghĩa 106km về phía nam.
     Huyện Cư Jút rộng 718,9km2 với dân số 86.400 (2004). Cư Jút thành lập ngày 19/06/1990 trên cơ sở một phần từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đk Mil tách ra và nằm trong tỉnh Đk Lk.
     Năm 2004, khi tỉnh Đk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đk Lk, huyện Cư Jút thuộc Đk Nông.
     Dân cư của huyện chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như người Êđê, M'Nông, Tày, Thái, Nùng....trong đó đông nhất là người Ê Đê.
     Phía đông huyện Cư Jút tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung phần lớn dân cư của huyện. Trong khi đồi núi tập trung ở phía tây của huyện, chủ yếu thuộc địa bàn xã ĐakWil.
     Huyện có một thị trấn: Thị trấn Ea T'lingbảy xã: Đăk Wil, Ea Pô, Đăk Đrông, Nam Dong, Cư Knia, Tâm Thắng, Trúc Sơn.
     Sông Sêrêpốc chảy qua huyện ở phía đông và đông bắc. Trên địa bàn huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ được nhà nước công nhận là công viên địa chất. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các suối Đak Sôr, Ea Gan, Ea Dier, Ea Siêr....

Đường vào khu vực Trung tâm hành chính mới huyện Cư Jút
     Xã đầu tiên là xã Trúc Sơn. Tiếp tục là đến thị trấn Ea T'ling. Đoạn Quốc lộ 14 đi qua thị trấn là đường Nguyễn Tất Thành.
     Ở Km 740, có ngã 3 rẽ phải theo đường Hùng Vương đi thác Trinh Nữ. Đi vào khoảng 2 km nữa, ta gặp tiếp ngã 3 và có bảng chỉ vào Thác. Từ ngã 3 này vào Thác Trinh Nữ khoảng 700 mét

Ngã 3 thứ 2 để vào Thác Trinh Nữ khoảng 700 mét
Và chúng tôi cũng đã đến được Thác Trinh Nữ
Xe của đoàn đậu trước khu du lịch Thác Trinh Nữ
Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V tại Khu du lịch Thác Trinh Nữ

Bạn Vũ Minh Luân đang tác nghiệp quay phim cho đoàn
     Ngày chúng tôi đến Thác Trinh Nữ, cảnh quan bên ngoài khá xơ xác, anh bảo vệ thì đang ngủ. Nghe tiếng ồn ào anh ta mới dậy. Còn chị bán vé thì ở phía bên trong. Nghe anh bảo vệ kêu mới chạy ra.
     Thấy khác hẳn so với những lần trước dẫn khách vào, chúng tôi hỏi thì mới biết là Khu du lịch đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp. Nhìn công phía bên ngoài không có bảng chào là biết. Chán quá, anh em quyết định chỉ chụp hình phía bên ngoài rồi tiếp tục đến thác Dray Sáp.
GIỚI THIỆU THÁC TRINH NỮ
ĐẶC ĐIỂM

     Thuộc thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Thác Trinh Nữ chỉ cách Buôn Ma Thuột chừng 20km. Dọc đường đi từ các hướng về Thác Trinh Nữ, các dãy núi chập chùng, triền dốc quanh co, uốn lượn, những vườn cà phê bạt ngàn cùng không khí se lạnh nơi đây khiến du khách tạm quên mọi vướng bận của cuộc sống, hòa mình vào thiên nhiên, vào cái thanh bình của một vùng cao nguyên đẹp.
Đường xuống Thác Trinh Nữ
Thác Trinh Nữ không phải là dòng thác hùng vỹ
mà chỉ là 1 đoạn chảy mạnh của dòng sông Krông Nô
     Thác Trinh Nữ không phải là một ngọn thác hùng vĩ với dòng nước tuôn mình ồ ạt từ từ trên cao mà chỉ là một đoạn chảy mạnh kéo dài hàng trăm mét của dòng sông Krông Nô, với tiếng nước quanh năm vỗ nghe như tiếng khóc của người con gái chung tình.
VÀ ĐÂY CŨNG SẼ LÀ KHU DI SẢN ĐỊA CHẤT
     Thác Trinh Nữ thu hút du khách với hàng trăm tảng đá có hình thù kỳ dị rải rác. Đây là những tảng đá bazan lớn có kết cấu như than đá mang những hình thù kỳ dị. Đó chính là khu di sản địa chất thác Trinh Nữ. Khu di sản gây ấn tượng cho du khách bằng dáng vẻ độc đáo của những khối đá bazan dạng cột to lớn đặc, ít khi là bazan lỗ rỗng hoặc hạnh nhân, có màu xám – xám đen, có tuổi khoảng 1,6 triệu năm. Đá có dạng cột hình lăng trụ với số cạnh thay đổi từ 4 đến 6 cạnh, trong đó loại lăng trụ 6 cạnh chiếm phần chủ yếu. Ngoài ra còn bị vô số khe nứt nhỏ khống chế, phương nứt nẻ không có quy luật, dài ngắn khác nhau. Đường kính lớn nhất của cột đá khoảng 30-40cm, dài 3-6m.

Các khối đá bazan khổng lồ không chỉ tạo nên sự hùng vỹ
mà còn tạo thêm sự thơ mộng, quyến rũ
làm mê hoặc biết bao nhiêu vị khách khó tính ghé thăm
và sẽ trở thành công viên địa chất trong tương lai
     Đặc điểm nứt nẻ đã tạo nên cho đá bazan ở đây những “vân đá” có hình thù kỳ lạ và đều đặn như được thiết kế sẵn bởi bàn tay của tạo hóa, hiếm nơi nào có được. Nhiều khối đá có kích thước dài tới vài mét, nằm chồng chất chìm nổi bên lòng sông. Mùa nước về, nước chảy xiết gặp ghềnh đá tung bọt trắng xóa, tạo nên một quang cảng kì vĩ, đẹp mắt. Dọc 2 bờ thác ngổn ngang các khối đá, có nhiều cây lớn, cành mọc uốn lượn, cheo leo theo vách đá, cùng với các cột đá tạo nên vẻ nguyên thủy hoang sơ, hấp dẫn như thể đá và cây cùng đua nhau mọc. Nhiều chỗ những cột đá bazan nằm sát cạnh nhau như những khúc gỗ, có nhiều chỗ khối đá bị đổ nghiêng hoặc nằm ngang trông rất ngoạn mục, làm cho du khách có cảm giác như đang lạc vào một rừng đá với những ấn tượng lạ lùng, khó quên.
     Chính sự độc đáo ấy mà khu di sản địa chất thác Trinh Nữ đang được Bảo tàng địa chất (Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam) nghiên cứu xây dựng thành công viên địa chất.
TRUYỀN THUYẾT
     Theo những con đường bằng đá uốn lượn quanh ngọn thác, du khách có thể nghỉ chân trong những chiếc chòi mái lá xinh xắn nghe kể câu chuyện về người con gái đã gửi thân mình vào dòng nước bạc khi chuyện tình yêu gặp nhiều trắc trở.
     Truyền thuyết kể rằng xưa có một người con gái Ê đê xinh đẹp, bị gia đình ép làm lẽ một tù trưởng già giàu có. Không thể cưỡng lại lệnh cha mẹ, cũng không thể phụ lòng chàng trai nghèo cùng buôn, nàng đã gieo mình xuống khúc sông này của dòng Krông Nô. Cảm động với tấm lòng kiên trinh, nơi nàng trầm mình, Giàng đã tạo nên những ghềnh đá lô nhô với hàng trăm hòn lớn, nhỏ, hình thù kỳ dị, chắn dòng chảy của nước, để ngàn năm tiếng nước vỗ vào đá than khóc nàng.
     Và như để tỏ lòng trắc ẩn, cảm thương cô gái xấu số kia, cái tên Trinh Nữ đã được người đời đặt cho ngọn thác. Cũng chính vì cái tên thơ mộng đó, cộng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, từ nhiều năm qua, thác Trinh Nữ là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến đây du ngoạn, ngắm cảnh nhiều nhất.
THƯỞNG NGOẠN
     Muốn chiêm ngưỡng và cảm nhận hết vẻ đẹp của dòng thác, du khách có thể thả bước dạo bộ theo những con đường đá quanh co. Khuất sau những vách đá khá kín đáo còn có cả một bãi tắm nước trong vắt và khu rừng nguyên sinh là những địa điểm rất thích hợp với những khách tham quan có nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.
     Khi không muốn tiếp tục, có thể dừng lại ở những chiếc chòi mái lá xinh xắn, vừa phóng tầm mắt, ngắm những bãi đá mênh mông trên thượng nguồn hay khu rừng xanh ngắt trải dài phía hạ lưu, rồi thưởng thức đĩa thịt nướng thơm lừng, vị cay nồng trong hớp rượu cần, trong cái nắng nhẹ, cái gió hanh hao của vùng đất này. 
     Ngoài ra khách có thể cưỡi voi, leo dây vách núi, uống rượu cần giao lưu với đồng bào bản địa Ê đê… Nhà nghỉ cũng như toàn bộ các công trình được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và trang trí theo kiểu nhà dài truyền thống của người Ê đê và M’nông ở Tây Nguyên.
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN 
     Công ty TNHH Đầu tư Du lịch ĐẶNG LÊ được thành lập từ tháng 7/2010, tại tỉnh Đắk Lắk, là thành viên của tập đoàn TRUNG NGUYÊN, phụ trách mảng đầu tư bất động sản và bất động sản du lịch. Hiện nay, ĐẶNG LÊ đang tiếp quản nhiều dự án quan trọng và nhiều khu du lịch quan trọng, trong đó có khu du lịch thác Draynur, Thác Trinh Nữ, Đồi Cư H’Lâm... Resort Mini, Siêu thị du lịch,... tại Thành phố Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, với sản phẩm Coffee Tour của mình, ĐẶNG LÊ đang góp phần phát triển chất lượng dịch vụ Du lịch của nước nhà.
Xin mời xem tiếp phần sau
Người đăng bài: Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét