21 tháng 9, 2012

Phóng sự ngày 1: Hành trình vượt Trường Sơn về quê Bác

Phóng sự ngày 1 tiếp theo: Thị trấn Kiến Đức - Xã Nhân Cơ - Dự án Bô Xít Nhân Cơ - Thủy điện Đăk R'Tih
TP.HỒ CHÍ MINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC  ĐẮK NÔNG - THÁC DRAY SÁP - ĐẮK LẮK     BUÔN MA THUỘT - BẢN ĐÔN
***********************

Tiếp tục theo QL14, chúng ta đến xã Đăk Ru, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
Tiếp tục qua xã Quảng Tín.
Đến thị trấn Kiến Đức. Chúng tôi đi qua thị trấn Kiến Đức năm nay đã thấy tốc độ đô thị hóa nhanh hơn năm trước. Nhà cửa xây dựng nhiều hơn, khang trang và kiên cố hơn. QL14 ngang qua thị trấn cũng được mở rộng và sạch đẹp.
VÀI NÉT VỀ THỊ TRẤN KIẾN ĐỨC
     Kiến Đức là thị trấn  và cũng là huyện lỵ (trung tâm kinh tế, chính chị, văn hóa, xã hội) của huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông. Thị trấn Kiến Đức được thành lập theo nghị định số 61/1999/NĐ-CP ngày 27/7/1999.

     Diện tích: 15,6 km², Dân số: 5647 người. Địa giới hành chính: thị trấn này nằm giáp các xã: Quảng Tân, Kiến Thành.
     Theo Quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X thì trước năm 2015, thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp) sẽ trở thành đô thị loại IV, trung tâm kinh tế văn hóa của tiểu vùng phía Nam tỉnh.

Thị trấn Kiến Đức hôm nay
     Thị trấn Kiến Đức có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên tuyến Quốc lộ 14 và điểm bắt đầu của Tỉnh lộ 1 nối với cửa khẩu quốc gia Bu Prăng (Tuy Đức) nên lâu nay đã là “địa chỉ” thu hút được nhiều người dân, doanh nghiệp đến sinh sống, xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển thương mại, dịch vụ.
     Tuy nhiên, thị trấn  Kiến Đức có diện tích nhỏ hẹp. Cấu trúc không gian đô thị chưa hợp lý. Nhà ở, cơ sở sản xuất chủ yếu nằm dọc theo các trục đường giao thông chính. Diện tích đất dành cho các công trình công cộng chiếm tỷ lệ thấp. Để khắc phục hạn chế nêu trên, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển, mở rộng thị trấn Kiến Đức là yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở đó, đầu năm 2011, HĐND huyện đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kiến Đức. Theo đó, đến năm 2015, tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn khoảng 5949 ha, bao gồm toàn bộ thị trấn Kiến Đức và sát nhập thêm khoảng 5 thôn của xã Kiến Thành cùng thôn 8 xã Quảng Tân (Tuy Đức). Đô thị Kiến Đức sẽ được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, thể hiện bản sắc dân tộc Tây Nguyên, có công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển, môi trường xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, đô thị Kiến Đức cũng sẽ được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Trong giai đoạn đầu (5-10 năm), huyện sẽ tập trung xây dựng nhà thi đấu đa năng, sân vận động, bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, trung tâm thương mại… Khi phát triển đô thị, một yêu cầu đặt ra là phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn, nên  huyện sẽ coi trọng việc huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, địa phương sẽ có chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp thực hiện các dự án trên địa bàn như: xây dựng khu dân cư, khu đô thị, công trình nước sạch… Đồng thời, việc vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng những công trình có quy mô nhỏ như nhà văn hóa, đường giao thông nội thị cũng sẽ được huyện quan tâm.


     Trao đổi về lộ trình xây dựng Kiến Đức thành đô thị loại IV, ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp cho biết, đến nay, huyện đã hoàn thành việc xây dựng xong dự thảo Đề án nâng cấp thị trấn Kiến Đức lên đô thị loại IV để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch chung, UBND huyện sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan lập quy hoạch chi tiết cho từng khu chức năng. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn của huyện đang tập trung xây dựng quy chế cũng như tăng cường công tác quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thị trấn Kiến Đức.

Thị trấn Kiến Đức ngày càng hiện đại, khang trang
     Tiếp tục qua xã Kiến Thành, xã Đăk Wer
     Km 861 đến xã Nhân Cơ. Đây là khu vực dự án khai thác Bô xít của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam.
VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN BÔ XÍT NHÂN CƠ
     Dự án bauxite Nhân Cơ hay dự án khai thác bauxite Nhân Cơ là một trong những dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên theo chủ trương của chính phủ Việt Nam, được triển khai tại tỉnh Đắk Nông. Tên gọi Nhân Cơ được đặt do nhà máy khai thác chính đặt tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông.
     Theo báo cáo thì trữ lượng quặng bauxite (bô xít) ở tỉnh Đăk Nông có trữ lượng 3,4 tỷ tấn, chiếm 63% toàn trữ lượng bauxite ở khu vực Tây Nguyên, nằm rải rác khắp tỉnh, mà tập trung chủ yếu ở huyện Đăk R'Lấp dưới nền đất bazan của cao nguyên Mơ Nông
     Chủ trương lập dự án bauxite - alumin Nhân cơ đã được thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bauxite với công suất Nhà máy alumin Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm. Việc khai thác bauxite tại Đắk Nông được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư với nhà thầu xây dựng nhà máy khai thác là công ty Chalieco, Trung Quốc thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế - mua thiết bị - xây dựng - đào tạo (EPC).
     Việc khai thác được tiến hành bởi hai công đoạn: giai đoạn một là khai thác quặng bauxite từ các mỏ, giai đoạn hai là từ quặng bauxite khai thác được đưa vào nhà máy tách ra alumina, nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân
     Theo phương án thiết kế, lượng nước sử dụng cho dự án là nước mặt tự nhiên, không sử dụng nước ngầm, với giải pháp tôn cao đập của các hồ Nhân Cơ và Cầu Tư hiện có, sẽ tăng dung tích chứa nước của 2 hồ trên từ 2,08 triệu m3 lên 21,8 triệu m3 đủ cho việc sản xuất
     Trong thời kỳ đầu khai thác đến năm 2015 việc vận chuyển sẽ bằng đường bộ, sau năm 2015 việc vận chuyển sẽ nối với hệ thống đường sắt được xây dựng từ cảng Kê Gà lên Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ khởi công
nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ vào ngày 28/02/2010
     Nằm trên địa bàn 2 xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp và xã Đăk R’Moan của thị xã Gia Nghĩa còn có công trình Thủy điện Đăk Tít (Đăk R’Tih) với công suất 640Mw/năm


Nhà máy thủy điện Đắk R'Tih
     Km 851 đến cầu Đắk Tít 2. Đây là ranh giới của huyện Đăk R’Lấp và thị xã Gia Nghĩa. Chúng ta vào phường Nghĩa Tân. QL14 qua thị xã Gia Nghĩa là đường Nguyễn Tất Thành. Nhưng đoạn đường này cũng có nhiều cột mốc ghi là đường Hồ Chí Minh như cột mốc từ km 1903 đến 1899 lại trở về cột mốc QL14.
Xin mời xem tiếp phần sau
Người đăng bài: Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét