29 tháng 9, 2012

Phóng sự ngày 1: Hành trình vượt Trường Sơn về quê Bác

Phóng sự ngày 1 tiếp theo: Tham quan Thác Dray Sáp
TP.HỒ CHÍ MINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC     ĐẮK NÔNG - THÁC DRAY SÁP - ĐẮK LẮK     BUÔN MA THUỘT - BẢN ĐÔN
*********************
     Tạm biệt Thác Trinh Nữ, chúng tôi quay ra lại ngã 3 để rẽ trái đi vào khu du lịch Thác Dray Sáp. Từ ngã 3 này đi đến cổng khu du lịch khoảng 2 km. Mua vé xong rồi, phải lên xe đi tiếp: 1 km đến Thác Dray Sáp; 7 km đến Thác Gia Long. Từ thác Dray Sáp có cầu treo đi qua khu du lịch Thác Dray Nur (đi hơi mệt)
     Thực ra, khu du lịch Thác Dray Sáp nằm trong cụm gồm 3 thác là: Thác Dray Sáp - Thác Gia Long - Thác Dray Nur. Ba cụm thác này nằm gần nhau nên tạo thành một không gian rất rộng lớn để du khách có thể chiễm ngưỡng nét quyến rũ của mỗi thác.
     Chúng tôi đến cụm thác này cũng tầm 14h30. Đếm 1,2,3 là anh em di chuyển thật nhanh đến công khu du lịch để chụp hình lưu niệm. Quy tắc là chuẩn bị dáng từ trước, bước vào vị trí là chụp ngay, không có thời gian chỉnh sửa quần áo. Và đây là hình ảnh của chúng tôi tại Thác Dray Sáp:
Ở NGOÀI CỔNG BÁN VÉ:

Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V tại thác Dray Sáp
Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V tại thác Dray Sáp
Anh Hồ Thanh Hà
Chị Dương Yến Tuyết
Bạn Nguyễn Trung Nghĩa
Bạn Minh Quân
Bạn Nguyễn Kim Phụng
Bạn Hưng và Thanh Mai
Bạn Thanh Mai
Bạn Nguyễn Văn Lịch
Ở CỔNG SOÁT VÉ
Hưng và Loan
Anh Hồ Thanh Hà
BÊN TRONG THÁC

Đường vào Thác Dray Sáp được bao phủ bởi rừng đặc dụng Dray Sáp

Chị Dương Yến Tuyết đang đi lên cầu treo



Bạn Nguyễn Minh Trí
Chị Dương Yến Tuyết - Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V
Anh Hồ Thanh Hà
Phụng, Hà Hằng, Trí
Tuyết, Phụng, Mai, Loan, Nghĩa, Quân
Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V tại thác Dray Sáp
Tập thể Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên 3V tại thác Dray Sáp
BÊN NGOÀI CỔNG

Ngoài cổng Khu du lịch Thác Dray Sáp
Biểu dương hình ảnh Câu Lạc Bộ

GIỚI THIỆU THÁC DRAY SÁP
ĐẶC ĐIỂM
     Thác Dray Sáp (hay Đray Sáp) là một thác nước đẹp trên dòng sông Serepok (sê rê pốc). Thác thuộc địa bàn xã Nam Hà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 25 km về hướng Nam.Theo tiếng Ê đê, Dray Sáp có nghĩa là khói, hay sương bởi dòng nước từ trên cao đổ xuống vực nước rộng lớn phía dưới tạo thành một khối lớn bụi nước bay là là như màu sương khói.
Thác Dray Sáp vô cùng quyến rũ với cảnh quan xung quanh

Với màn sương trắng mờ như khói
     Thác cao khoảng 50m, nhưng trải dài gần 100m, chặn ngang dòng sông Sêprêpôk. Có thể nói, đây là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Thác còn có tên là Thác Chồng, còn Thác Vợ Dray Nur nằm cách đó không xa. Theo lời giải thích của người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên như vậy vì nó gắn liền với truyền thuyết nàng H’Mi xinh đẹp. Và thác cũng là biểu tượng tình yêu chung thủy của nàng H’Mi và người yêu.
TRUYỀN THUYẾT
     Chuyện kể rằng, ngày xưa ở hạ nguồn dòng sông Sê-rê-pốc hùng vĩ của Tây Nguyên có một thiếu nữ người Ê-đê vô cùng xinh đẹp tên là H’Mi. Tiếng tăm về sắc đẹp của nàng như cơn gió rừng bay đi rất xa khiến nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng Mơ Nông, Ê Đê đến cầu hôn. Tuy nhiên tất cả đều bị nàng cự tuyệt bởi nàng đã dành trọn trái tim cho Y Phan, một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ, sống cùng buôn với nàng.
     Sắc đẹp của H'Mi cũng khiến con quái vật có cái đầu to như quả núi, mắt đỏ như ngọn lửa cháy rừng ở gần đấy thèm muốn. Một hôm, trong lúc nàng đang vào rừng hái củi thì bất ngờ con quái vật xuất hiện. Từ trên cao, nó lao xuống dùng chiếc miệng hút nước sông, quật mạnh lên tạo thành một cột nước khổng lồ quét về phía nàng, cuốn nàng theo.
     Mất người yêu, Y Phan đau khổ ngày đêm đến ngồi khóc trên tảng đá cạnh dòng sông, nơi hai người vẫn thường hò hẹn. Cho đến một ngày kia kiệt sức, chàng chết đi và hóa thân thành một cây si bám rễ sâu vào tảng đá. Chỗ chàng trai ngồi khóc bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác.
     Còn chỗ con quái vật lao xuống đã trở thành vực thác Dray Sáp rộng lớn. Tuy nhiên, Y Phan đã không biết một điều, khi Hơ-mi bị con quái vật bắt đi, biết không thể thoát được nàng đã cắn lưỡi mình tự sát. Con quái vật tức giận vùng vẫy, vất xác nàng xuống dòng sông chảy xiết, chỗ nàng rơi xuống chính là thác Dray Nur ngày nay.
     Để tưởng nhớ hai người con của buôn làng và mối tình sắt son dang dở, cư dân ở đây đã đặt tên cho thác Dray Sáp là thác chồng, thác Dray Nur là thác vợ. Từ đó đến nay, hai ngọn thác vẫn ngày đêm ầm ào gọi nhau không phút giây ngơi nghỉ giữa xanh thẳm đại ngàn.
NGOẠN CẢNH
     Thác Dray Sáp được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ thuần khiết, gần như chưa có bàn tay con người chạm vào. Nước của con thác từ dòng sông Serepok hùng vĩ của Tây Nguyên về đến đây bị những khối đá chắn lại tạo thành những tầng bậc. Lúc thì dịu dàng lách qua những hòn đá để chảy về hạ nguồn, lúc thì tuôn trào dữ dội. Vào mùa mưa, mặt thác rộng hơn 100m, nước từ trên cao đổ xuống tạo thành cuộn sóng lớn. Phía hạ nguồn con thác hình thành những hồ nước rộng lớn. Đây là các hồ tự nhiên nhưng hoàn chỉnh đến mức người ta cứ nghĩ có sự can thiệp của con người. Đẹp nhất phải kể đến hồ tắm Tiên. Vẻ đẹp hoang sơ hoàn mỹ của nó khiến người đời đã nghĩ ra một câu chuyện thần tiên để lý giải cho sự hình thành hồ trên núi này.
     Hệ sinh thái quanh khu vực thác Dray Sáp rất phong phú. Qua thác có vô số cây rừng cổ thụ, có nhiều cây tuổi thọ đến trăm năm. Những cây kiền kiền, bạch tùng, du sam, chò xót... với tàn cây rộng lớn và cao vút. Rừng nguyên sinh được bảo tồn nghiêm ngặt. Mật độ rừng rậm rạp và rộng lớn nên vẫn còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, thu hút chim muông, thú rừng sinh sống. Không khí mát rượi, thiên nhiên thuần khiết nên hiện nay thác Dray Sáp được nhiều du khách đưa vào danh mục các điểm phải đến tại Việt Nam.
     Thác Dray Nur chỉ cách Dray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepok. Thác Dray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Dray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepok chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.
     Hiện nay, thác Dray Sáp đã trở thành một điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng ở Tây Nguyên. Tất cả các tour du lịch về Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi, ngắm cảnh thác đổ hùng vĩ trong thiên nhiên hoang dã. Chỉ tiếc rằng giờ 2 thác lại thêm một lần trắc trở. Khi tách tỉnh xong thì Dray Sáp thuộc Đắk Nông, còn Dray Nur thì ở lại Đắk Lắk. Đây có thể chỉ là sự ngẫu nhiên của chính quyền khi tách tỉnh, nhưng một lần nữa chính sự ngẫu nhiên này lại làm tăng thêm sự huyền bí, sự huyền thoại của câu chuyện tình và cũng để cho du khách gần xa càng thương cảm hơn về mối nhân duyên mãi mãi không thành này.
Xin mời xem tiếp phần sau
Người đăng bài: Hồ Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét